Gold_Rock_¹²³ .............................
Thú nuôi : Posts : 559 Points : 99587 Thanked : 21 Gia nhập: : 16/05/2011 Tuổi : 30 Đến từ : Tân Hiệp City
| Tiêu đề: Học càng nhju càng trẻ lâu ..! 5/16/2011, 15:35 | |
| | | | | Ai cũng biết học để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai, tuy nhiên còn nhiều giá trị khác mà học vấn mang lại cho bạn. Những ai làm tốt nhiều bài thi trước khi tốt nghiệp sẽ trẻ hơn vài tuổi, các nhà nghiên cứu đã nói vậy. Ngược lại, những ai có kết quả học tập kém hơn có xu hướng già nhanh hơn, đồng thời thiếu khả năng và điều kiện để theo đuổi mục tiêu cuộc đời. Những teen trình độ học vấn cao sẽ không bị ảnh hưởng khi có biến động về tình hình kinh tế xã hội sau này. Đề tài do các nhà nghiên cứu đến Đại học London tiến hành, đã đo chiều dài telomeres của 450 viên chức lao động. Telomeres là những dải DNA tạo ra những chỏm nhỏ xíu ở điểm cuối của nhiễm sắc thể, chống lại quá trình lão hóa. Chúng được gọi là đồng hồ nhiễm sắc thể bởi vì chúng được xem là yếu tố chính khiến chúng ta già đi. Những dải telomeres dài hơn là dấu hiệu trẻ hơn và khỏe mạnh hơn. Những người tham gia thí nghiệm được chia làm 4 nhóm: không bằng cấp, hay bằng trung học, cao đẳng, đại học. Kết quả cho thấy những người có trình độ càng thấp thì có telomeres càng ngắn, có nghĩa sẽ già nhanh hơn. Nghiên cứu còn khám phá ra chiều dài của telomere tăng lên trong mỗi giai đoạn học vấn, có nghĩa quá trình lão hóa chậm lại và sức khỏe được cải thiện khi trình độ học vấn tăng lên. Để tài nghiên cứu do Hội đồng Nghiên cứu Y khoa (MRC) và Tổ chức Tim Anh Quốc (BHF) tài trợ, vừa được xuất bản trên tờ báo Trí não, Hành vi và Miễn dịch. Giáo sư Stephen Holgate, chủ tịch Ban Y khoa và Dân số của MRC, nói rằng nghiên cứu này hậu thuẫn thông điệp tồn tại từ lâu: những trải nghiệm của bạn thời trẻ có ảnh hưởng quan trọng lên sức khỏe của bạn” Andrew Steptoe, Giáo sư tâm lý của BHF và tác giả chính của nghiên cứu, nói thêm kéo dài tình trạng trình độ văn hóa thấp sẽ làm tăng tiến trình lão hóa các tế bào. Các nhà nghiên cứu chủ yếu từ Đại học Luân Đôn, ngoài ra còn có sự cộng tác của Giáo sư Jorge Erusalimsky của Đại học xứ Wale, và giáo Elizabeth Blackburn của Đại học California, San Francisco. | | | | | |
|