Posts : 261 Points : 102557 Thanked : 0 Gia nhập: : 27/11/2010 Tuổi : 30 Đến từ : fire moutain
Tiêu đề: Những thắc mắc phổ biến của thí sinh thi CĐ - ĐH 2011 5/23/2011, 14:23
Những thắc mắc phổ biến của thí sinh thi CĐ - ĐH 2011
Những thắc mắc phổ biến của thí sinh thi CĐ-ĐH 2011
Theo thông báo chính thức của Bộ Giáo dục - Đào tạo ngày 2/3/2011, kì thi tuyển sinh Đại học Cao đẳng năm 2011 vẫn được tiến hành trong 3 đợt.
Đợt I: Ngày 4/7 và 5/7/2011 thi đại học khối A và V. Thí sinh thi khối V, sau khi dự thi môn Toán, Lý, thi tiếp năng khiếu Vẽ đến ngày 8/7/2011.
Đợt II: Ngày 9/7 và 10/7/2011 thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hoá (Khối H, N thi Văn theo đề thi khối C; Khối M thi Văn, Toán theo đề thi khối D; Khối T thi Sinh, Toán theo đề thi khối B; Khối R thi Văn, Sử theo đề thi khối C), thi tiếp các môn năng khiếu đến ngày 14/7/2011.
Đợt III: Ngày 15/7 và 16/7/2011 thi cao đẳng tất cả các khối thi. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa, thi tiếp các môn năng khiếu đến ngày 20/7/2011.
Thời gian nhận hồ sơ ĐKDT của Thí sinh năm 2011 từ 14/03 đến 14/04 (30 ngày) theo tuyến của Sở GD&ĐT và từ 15/04 đến 21/04 (7 ngày) trực tiếp tại trường ĐH-CĐ.
Môn thi các khối: + Khối A: Toán, Lý, Hóa + Khối B: Toán, Hóa, Sinh + Khối C: Văn, Sử, Địa + Khối D: Toán, Văn, Ngoại Ngữ + Khối H: Văn, Hội họa, Bố cục + Khối M: Văn, Toán, Đọc, kể diễn cảm và hát + Khối T: Toán, Sinh, Năng khiếu TDTT + Khối V: Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật + Khối S: Văn, 2 môn năng khiếu điện ảnh + Khối R: Văn, Sử, Năng khiếu báo chí + Khối K: Toán, Lý, Kỹ thuật nghề Sau đây là một số thắc mắc của các em thí sinh được Chuyên viên tuyển sinh Bộ GD&ĐT Nguyễn Quốc Cường trả lời đăng trên cuốn Những điều cần biết về mùa thi Đại học - Cao đẳng 2011 của NXB Thanh Niên
1. Thời gian làm bài thi trắc nghiệm như thế nào? Làm sao để em có thể giải nhanh, giải hết bài?
- Đề thi trắc nghiệm tuyển sinh gồm 50 câu đối với các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học và 89 câu đối với các môn ngoại ngữ; thời gian làm bài là 90 phút.
Đề thi có 2 phần : phần chung cho tất cả thí sinh được ra theo phần giao thoa giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, phần riêng được ra theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao (riêng đề thi các môn ngoại ngữ chỉ có phần chung).
Thí sinh chỉ được làm một phần riêng thích hợp,nếu làm cả 2 phần riêng (dù làm hết hay không hết, dù làm đúng hay không đúng), bài làm coi như phạm quy,chỉ được chấm điểm phần chung và không được chấm điểm phần riêng.
Điểm bài thi trắc nghiệm được máy tính quy về thang điểm 10 như bài thi tự luận.
Khi làm bài bạn cần quan tâm thời gian để tránh trường hợp hết giờ thi mà vẫn chưa làm xong bài. Trong lúc thi bạn có quyền mang theo đồng hồ vào phòng thi để xem thời gian (đồng hổ đeo tay chứ không phải đồng hồ trong điện thoại di động). Nhiều bạn khi làm bài thì tập trung vào những câu hỏi khó trước vì nghĩ rằng khó thì tập trung làm trước còn dễ thì để làm sau.Nhưng đến lúc gần hết giờ thì “cuống cuồng” làm những câu hỏi dễ bạn rất dễ mất bình tĩnh, dẫn đến tình trạng đánh nhầm vào những đáp án sai, trong khi những câu hỏi đó bạn có khả năng dành những điểm số tuyệt đối. Cần tránh tình trạng này!!
2. Xin cho em biết những lưu ý gì khi điền nguyện vọng trong hồ sơ tuyển sinh?
- Theo tình trạng chung của các năm tuyển sinh trước đây, trong 16 mục của hồ sơ ĐKDT thì có các mục 2, 3 là thí sinh thường hay nhầm lẫn.
Thí sinh cần chú ý như sau: - Nếu đăng ký xét nguyện vọng vào các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi tuyển thì chỉ sử dụng mục số 2 và đừng bận tâm đến mục số 3 (nói cách khác là bỏ trống mục 3)
- Nếu muốn đăng ký nguyện vọng vào các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi thì thí sinh bắt buộc phải sử dụng cùng lúc mục số 2 và 3. Trong đó mục 2 là thông tin trường ĐH, CĐ mà thí sinh muốn ĐKDT dự thi nhờ và mục 3 là thông tin nguyện vọng mà thí sinh muốn đăng ký vào trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển.
- Mục số 2, TS ghi rõ tên trường ĐH, CĐ dự thi vào đường kẻ chấm, ghi rõ ký hiệu trường ĐH, CĐ dự thi vào 3 ô đầu. Hai ô tiếp theo ghi khối quy ước: ô thứ nhất ghi A, B, C hoặc D; ô thứ 2 dùng cho TS dự thi khối D: thi tiếng Anh ghi số 1, thi tiếng Nga ghi số 2, thi tiếng Pháp ghi số 3, thi tiếng Trung ghi số 4, thi tiếng Đức ghi số 5, thi tiếng Nhật ghi số 6. 3 ô cuối cùng ghi mã ngành dự định học.
- Mục số 3, dành cho thí sinh có nguyện vọng học tại trường ĐH, CĐ không thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH. Thí sinh lưu ý, đây không phải là mỵc ghi nguyện vọng 2 . Thí sinh thuộc diện này không cần ghi mã ngành ở mục 2 (là trường sẽ dự thi nhưng không có nguyện vọng học), nhưng tại mục 3 vẫn phải ghi đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi, mã ngành của trường mà TS có nguyện vọng học. Ví dụ: Thí sinh có nguyện vọng học tại trường ĐH Văn Lang (trường không thi tuyển sinh), thi khối A, ngành 101, nhưng nộp hồ sơ ĐKDT tại trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh, khối A, ghi mục 2 như sau: + Ký hiệu trường: QSB + Khối thi: A + Mã ngành : để trống
Mục 3 ghi: + Ký hiệu trường: DVL + Khối thi: A + Mã ngành: 101
Lưu ý: Đối với những TS đăng ký ngyện vọng vào các trường ĐH, CĐkhông tổ chức thi thì khi nộp hồ sơ cần phải nộp thêm 1 bản photocopy mặt trước của tờ phiếu ĐKDT số 1.
3. Thi tốt nghiệm xong, em muốn vào học Cao Đẳng trường đại học Kinh Tế, em sẽ thi vào đại học Kinh Tế hay thi vào trường nào khác? Có trường đại học, cao đẳng nào không thi tuyển mà chỉ xét tuyển không ạ?
- Trường ĐH Kinh tế TPHCM không có hệ cao đẳng. Năm 2010 cả nước có 133 trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển, thông tin chi tiết về các truongf72 không tổ chức thi tuyển em tham khảo trong cuốn: Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học và Cao đẳng năm 2011.
4. Thi vào các trường năng khiếu như Điện ảnh, sân khấ… thì thi những môn học nào? Em phải đầu tư môn năng khiếu như thế nào?
- Trường Đại học sân khấu điện ảnh TP Hồ Chí Minh tổ chức thi khối S: gốm các môn như sau: S1: Văn, Phân tích phim, năng khiếu (kiểm tra hình thể với trang phục thể thao, tiểu phẩm tự chọn); S4: Văn, Phân tích phim, năng khiếu S5: Văn, Phân tích phim, năng khiếu (chụp ảnh liên hoàn với một chủ đề tự chọn) S6: Văn Văn, Phân tíchtác phẩm sân khấu, năng khiếu (tiểu phẩm tự chọn không quá 6 phút) S8: Văn, Phân tích tác phẩm nhiếp ảnh, năng khiếu (vấn đáp về kkiến thức nhiếp ảnh). Tùy theo sở thích và năng khiếu của mình, em có thể chọn ngành phù hợp để đăng ký dự thi.
5. Bạn em năm nay thi ĐH, nhưng mới làm Chứng minh thư các đây 2 tháng. Giấy hẹn đến tháng 8 mới nhận được Chứng minh. Như vậy bạn em chỉ có giấy hẹn, liệu đến khi thi có gặp rắc rối gì không?
- Để không gặp rác rối khi dự thi, em nên khuyên bạn đến công an sổ tại trình bày lý do để được cấp Chứng minh nhân dânsớm hơn giấy hẹn. Vì theo Quyền vụ trưởng Vụ GDĐH (Bộ GD-ĐT) Ngô Kim Khôi Nguyên, đó là biện pháp tốt nhất để không ảnh huởng đến việc dự thi.
6. Hiện em đang là sinh viên và năm nay muốn thi trường khác. Vậy em phải xin ý kiến của Hiệu trưởng nhà trường trước khi tham gia thi hay đến khi có kết quả? Nếu em trúng tuyện thì mới xin ý kiến Hiệu trưởng có được không?
- Vấn đề mà em hỏi, trước kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nào cũng có bạn thắc mắc. Tuy nhiên, Quy chế tuyển sinh và đào tạo của Bộ GD-ĐT quy định: sinh viên muốn thi trường khác phải được ý kiến của Hiệu trưởng trường đang học. Do vậ, để hoàn tất thủ tục trước thi em phải có xác nhận của trường đang theo học.
Thực tế, cũng có trường giải quyết cho sinh viên dự thi trường khác với điều kiện bồi hoàn kinh phí đào tạo trong thời gian theo học. Nhưng cũng có trường phải có lý do chính đáng như có xác nhận của địa phương không đủ điều kiện theo học… mới giải quyết cho thôi học.
Do vậy, nếu cứ lẳng lặng đi thi em sẽ bị xem là vi phạm quy chế và nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý.
7. Khi đi thi em cầm bằng tốt nghiệp bản sao được không ? - Đối với những thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2011 thì có thể dùng giấy chứng nhận tốt nghieộ tạm thời. Còn những thí sinh tự do tốt nghiệp các năm trước đó khi thi phải dùng bằng chính.
8. Em có hộ khẩu tại Buôn Mê Thuột nhưng đang học ôn thi ở TPHC, vậy em phải làm hồ sơ ở đâu để được huởng ưu tiên khu vực (UTKV)?
- Theo quy định của bộ GD-ĐT, thí sinh học liên tục và tốt nghiệp THPT hoặc tương đương ở nơi nào thì được huởng ưu tiên KV theo KV đó. Nếu trong 3 năm có chuyển trường thì huởng ưu tiên theo nơi vào học lâu hơn. Nếu mỗi năm học ở một trường hoặc một nửa thời gian học ở trường này, một nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp ở KV nào huởng ưu tiên theo KV đó. Vậy nếu em đăng ký dự thi ở TPHCM cũng không ảnh huởng đến ưu tiên được hưởng.
9. Năm nay em muốn thi lại, vậy với thí sinh tự do như em thì cần những loại giấy tờ gì để có thể dự thi tuyển sinh? Em có nghe nói: “Khi làm hồ sơ đăng kí dự thi em có thể xin dấu xác nhận của chính quyền địa phương” vậy thì loại giấy gì cần dấu xác nhận của địa phương?
- Về cơ bản thì thủ tục dự thi lại ĐH, CĐ không khác gì so với lần đầu em ĐKDT. Để được dự thi em chỉ cần mua một bồ hồ sơ ĐKDT và điền đủ thông tin sau đó nộp theo tuyến Phòng, Sở GD-ĐT theo đúng thời gian quy định.
Em lưu ý điểm này: Mỗi bộ hồ sơ ĐKDT sẽ gồm một túi đựng hồ sơ và hai phiếu ĐKDT. Trên mặt trước của túi đựng hồ sơ có mục yêu cầu xác nhận của cơ quan đang công tác hoặc của chính quyền địa phương. Nhiệm vụ của em là phải xin dấu xác nhận vào phần này.
10. Em có thể dùng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời được phát từ năm trước đó để đi thi không vì có thể lúc đi tháng 7 thi khối A em vẫn chưa lấy được bằng tốt nghiệp?
- Giấy chứng nhận tạm thời chỉ có giá trị trong thời gian chờ đợi được cấp bằng. Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời năm nào chỉ có giá chỉ ở năm đó mà thôi.
Nếu vào thời điểm hiện tại em chưa nhận được bằng gốc tốt nghiệp THPT thì cần liên hệ với trường mình theo học trước đó để tìm hiểu thực hư. Nếu đến ngày dự thi mà Sở GD-ĐT chưa cấp hoặc do những nguyên nhân khách quan thì em cần phải có giấy xác nhận của nhà trường. Sau khi làm được việc này thì trong ngày đến làm thủ tục dự thi em báo cáo và xuất trình cho cán bộ phòng thi để được hướng dẫn làm giấy cam đoan để được dự thi bình thường.
Những thắc mắc phổ biến của thí sinh thi CĐ - ĐH 2011