Posts : 261 Points : 102597 Thanked : 0 Gia nhập: : 27/11/2010 Tuổi : 30 Đến từ : fire moutain
Tiêu đề: Gặp lại “cậu bé vàng” của Toán học Việt Nam 5/23/2011, 14:28
Gặp lại “cậu bé vàng” của Toán học Việt Nam
Bài viết cập nhật lúc: 04:19 ngày 25/01/2011 Cách đây 6 năm, Phạm Kim Hùng được mọi người gọi là “cậu bé vàng” của Toán học Việt Nam với 2 năm liên tiếp (2004 - 2005) đoạt huy chương vàng, bạc Olympic Toán quốc tế. Hiện nay, “cậu bé vàng” đã khác xưa với nhiều dự định trong tương lai. Năm 2004 có lẽ là năm đáng nhớ nhất đối với Olympic Toán học Việt Nam vì lần đầu tiên cả 6 thành viên của đoàn Việt Nam đều đoạt huy chương (4 HCV, 2 HCB) tại Olympic Toán học quốc tế lần thứ 45 tại Hy Lạp. Đây là thành tích tốt nhất của đoàn học sinh nước ta từ trước tới nay xếp thứ 3 toàn thế giới về số huy chương, xếp thứ 4 về điểm số toàn đoàn. Trong 4 học sinh đoạt HCV có thí sinh duy nhất đang học lớp 11 đó là Phạm Kim Hùng, khối phổ thông chuyên Toán - Tin, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội). Hiện, Hùng đang học tại ĐH Stanford (Mỹ) theo chương trình khoa học máy tính và toán.
Phạm Kim Hùng. Gặp lại Phạm Kim Hùng trong dịp áp Tết Tân Mão tại Hà Nội, sau 6 năm Hùng chững chạc hơn, rắn rỏi hơn và say mê chia sẻ về công việc học tập của mình: “Toán học là một môn khoa học rất đẹp, và tôi luôn dành cho toán học một tình yêu và sự trân trọng lớn. Tôi chọn học thêm công nghệ thông tin vì đây là ngành học có tính ứng dụng rất cao và cũng rất gần gũi với Toán học. Tôi rất say mê những đột phá công nghệ thông tin trong những năm vừa qua. Đối với tôi, Bill Gates và Steve Jobs là những nhà sáng tạo vĩ đại”. Thời gian học tập tại Mỹ, Hùng đã có nhiều công trình nghiên cứu đăng ở Tạp chí và xuất bản nhiều sách ở trong và ngoài nước. Năm 2010, Hùng in cuốn sách “Secret in Inequalities” phần 2 đã được xuất bản bằng tiếng Anh trong năm 2010. Trong thời gian tới, một nhà xuất bản ở Hàn Quốc đã nhận dịch cuốn sách sang tiếng Hàn Quốc để xuất bản. Ngoài việc học tập, hiện tại Hùng còn là sáng lập viên, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần NES. Liệu sự đam mê kinh doanh có lấn án công việc học tập hiện nay của Hùng?, Hùng tâm sự: “Nếu coi “lập nghiệp” là “đổi nghề” thì đó là một cách nhìn hình thức. Điều này cũng hình thức giống như việc chúng ta luôn hô khẩu hiệu “học đều tất cả các môn như nhau” mà quên mất rằng giá trị lớn nhất của tri thức là giúp chúng ta thay đổi bản thân, phát triển sự nghiệp và quản lý cuộc sống sau này.Đối với tôi kinh doanh không là ưu tiên hàng đầu, hay đơn giản kinh doanh hoàn toàn không phải là năng khiếu của tôi. Niềm đam mê lớn nhất của tôi là có thể sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ có ý nghĩa cho cuộc sống, cho mọi người. Để làm được như vậy, không còn cách nào khác là phải tập hợp mọi người và tạo ra một công ty, nơi chúng tôi có thể sát cánh cùng nhau. Đơn giản như vậy thôi!”.
Hùng chững chạc trong vai trò người quản lý công ty. Hầu như những du học sinh sau khi học xong rất ít khi trở về nước làm việc vì trong nước không có môi trường để họ tiếp tục nghiên cứu và cống hiến. “Cậu bé vàng” cho biết: “Nếu điều kiện khách quan trong nước không thể đáp ứng cho công việc nghiên cứu của của nhân tài Việt Nam ở nước ngoài, việc họ ở nước ngoài nhưng vẫn tiếp tục cống hiến cho Việt Nam cũng là điều rất đáng trân trọng”. Chia sẻ suy nghĩ và đề xuất về chế độ đãi ngộ nhân tài của Việt Nam hiện nay để tránh chảy máu chất xám? Hùng cho rằng: “Chảy máu chất xám là vấn đề chung của nhiều nước, ngay cả các nước lớn. Việc đưa ra một chế độ đãi ngộ phù hợp, tôi cho rằng rất khó để làm được sớm vì nó phải gắn liền với rất nhiều yếu tố khách quan về điều kiện kinh tế và xã hội. Trước tiên nhà nước nên đảm bảo hai điều. Thứ nhất, sự cạnh tranh công bằng và sự phát triển công bằng cho tất cả mọi cá nhân. Thứ hai, sử dụng hợp lý nguồn tri thức mà các du học sinh học được từ nước ngoài, đặc biệt là nguồn tri thức mới chưa được cập nhật trong các trường đại học ở Việt Nam”.