Cùng tìm hiểu những vấn đề cơ bản trong việc nâng cấp bộ nhớ RAM cho máy vi tính. Làm thế nào để nâng cấp bộ nhớ máy tính của bạn? Hiện nay chúng ta đang sống trong thời kì của sự bùng nổ công nghệ. Bởi vậy, tốc độ làm việc là điều vô cùng quan trọng và vì thế sẽ rất khó khăn cho người dùng khi sở hữu một chiếc máy tính làm việc một cách chậm chạp. Tuy nhiên, đó là điều bạn sẽ gặp trong tương lai bất kể chiếc máy bạn đang sử dụng là đắt tiền hay rẻ tiền. Lý do là vì sau một thời gian sử dụng, công nghệ sẽ dần lạc hậu mà các chương trình và ứng dụng lại ngày một nặng thêm. Một trong số các nguyên nhân chủ yếu góp phần làm máy tính của bạn trở nên ì ạch chính là thiếu hụt bộ nhớ tạm thời (RAM). Vì thế, để khắc phục được phần nào tình trạng bất ổn của máy, cách đơn giản nhất mà chúng tôi khuyên bạn là nên nâng cấp chúng hơn là bỏ tiền ra để thay một chiếc máy mới.
Khi nói đến việc nâng cấp RAM của hệ thống (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên), phần khó nhất không phải là cài đặt. Nói đúng hơn, bạn cần có một ít kiến thức để chọn lựa những thanh Ram cho phù hợp. Vậy, phải làm gì để tìm kiếm một module phù hợp? Xác định bộ nhớ đang sử dụng Điều đầu tiên bạn cần là xác định được dung lượng thanh RAM của mình cũng như loại RAM đang sử dụng. Để có thể nắm được những thông tin này, hãy click Start > Run > gõ dxdiag (đối với Win 7/Vista thì gõ dxdiag vào box Search) . Khi bảng hiện ra, bạn xem dung lượng Memory (tức là RAM) và cần xác định nên thêm bao nhiêu là đủ.
Mainboard có bao nhiêu khe cắm? Bước tiếp theo là xác định có bao nhiêu khe cắm RAM còn trống trong máy. Điều đó sẽ giúp bạn biết chỉ cần thêm một thanh bộ nhớ hoặc là hai, hay là mua mới toàn bộ vì không còn khe cắm. Để biết điều này, bạn phải mở thùng máy ra và xem còn bao nhiêu khe cắm nữa.(lưu ý: Khe cắm RAM nằm ở bên phải vi xử lí, không phải bên dưới vi xử lí vì đó là khe PCI). Đặc biệt, nên chú ý nếu bo mạch chủ của bạn hỗ trợ chế độ kênh đôi (hoặc kênh ba), tương ứng với các mã mầu như trong ảnh minh họa.
Ngoài ra, để xem RAM bạn đang dùng là loại RAM gì và cấu hình cần cài đặt, bạn có thể tải CPU-Z. Đây là một chương trình phần mềm miễn phí và nó sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin hữu ích về hệ thống, không những vậy nó còn cho bạn biết cả những loại RAM được sử dụng phổ biến hiện nay. Cần thêm bao nhiêu RAM? Tại bước tiếp theo này, bạn phải xác định rõ mình muốn (hoặc cần) thêm vào bao nhiêu trong bộ nhớ. Nếu bo mạch chủ hỗ trợ chế độ kênh đôi, lời khuyên là bạn nên mua một thanh RAM giống hệt thanh RAM bạn đang sử dụng. Giống hệt ở đây có nghĩa là thanh RAM đó sẽ tương tự về dung lượng nhớ, bus, loại RAM và đặc biệt là cả nhà sản xuất thì càng tốt. Việc chọn lựa RAM như vậy sẽ tránh được tình trạng thắt cổ chai dẫn đến hiệu năng không đạt được mức tối đa. Nếu muốn dung lượng bộ nhớ cao hơn nữa, bạn sẽ phải thay thế module bộ nhớ hiện tại. Ví dụ, nếu bạn chỉ có hai khe cắm, và cả hai đều đã gắn RAM, hai thanh 1GB bộ nhớ, bạn sẽ phải thay thế cả hai thanh 1GB bằng 2GB, và chạy chế độ kênh đôi (dual channel) thành 4GB. Bạn cần chọn loại bộ nhớ gì? Có nhiều loại như: DDR, DDR2, hoặc bộ nhớ DDR3. Vì các DIMM được thiết kế riêng cho từng loại RAM nên bạn sẽ không thể bỏ các loại RAM khác nhau vào trong một khe. Ví dụ: DDR sẽ không lắp vừa vào khe dành cho DDR2 hay DDR3, và ngược lại. Một yếu tố khác không kém quan trọng là BUS của RAM. BUS phải phù hợp với main, vì nếu main chỉ hỗ trợ BUS 800 mà bạn lại mua BUS 1333 thì thật sự quá tốn kém và kết quả vẫn không khá hơn là bao. Nếu muốn biết BUS mà Main hỗ trợ là bao nhiêu, bạn chỉ cần xem hộp đựng main hoặc tham khảo trên web. Tuy nhiên, cách tốt nhất là nên thì hỏi tại nơi mua máy hoặc linh kiện. Hiện nay, các loại RAM có BUS thông dụng gồm: 800, 1066, 1333, 1600. Lưu ý: Tất cả Win 32bit (x86) chỉ nhận 3,2GB RAM. Do đó, bạn có gắn 12GB RAM thì nó cũng chỉ nhận 3,2GB. Còn win 64bit(x64) thì nhận RAM từ 4GB trở lên(gắn bao nhiêu cũng nhận). Và nếu bạn muốn cài win 64bit thì CPU( vi xử lí) của bạn phải hỗ trợ mới cài được. 6 bước để lắp RAM cho máy tính 1. Mở thùng máy (bạn có thể cần một tua-vít cho bước này).
2. Mở chốt ở hai bên của khoang RAM.
3. Đẩy RAM xuống thật chắc và chốt trên cả hai mặt của RAM.
4. Đóng thùng máy lai.
5. Khởi động máy tính. Nếu máy tính không khởi động, tắt nó đi và lặp lại các bước.
6. Nhấp chuột phải vào biểu tượng My Computer và chọn Properties để xác minh rằng máy tính nhận ra RAM bạn vừa cài đặt.
( Nguồn : kenh14.vn ) |